TOP 5 CÂY PHONG THỦY NÊN TRỒNG TRONG NHÀ

Sự cần thiết của cây xanh đối với môi trường sống của chúng ta là vô cùng thiết yếu vì những khả năng tuyệt vời như hút bụi, lọc không khí, hấp thụ chất độc hại, hấp thụ chất bức xạ từ các thiết bị điện tử.  Cách trang trí phòng khách thể hiện đẳng cấp của gia chủ và sự sang trọng của ngôi nhà.

1. Tại sao cây phong thủy trong nhà?

Trong suy nghĩ của mọi người, cây xanh trong nhà không chỉ đơn giản là làm đẹp môi trường, vun đắp tình cảm mà còn có ý nghĩa đặc biệt về mặt phong thủy.

Theo phong thủy, cây cảnh trong nhà càng vượng thì điều kiện môi trường càng tốt, lá cây xanh càng to thì gia đình càng thịnh vượng, làm ăn phát đạt, tài lộc, sức khỏe đều dồi dào.

Lý do thứ nhất là vì những chiếc lá to của cây xanh cho thấy môi trường trong nhà rất tốt. Chỉ trong môi trường có ánh sáng, thông gió và chất lượng không khí tốt thì cây mới phát triển mạnh và lá phát triển cực lớn.

Một môi trường như vậy cũng phù hợp cho cuộc sống của con người, giúp tinh thần và thể xác của con người đều thoải mái. Trong phong thủy, sự xanh tốt, xum xuê của cây cối trong nhà tượng trung cho thịnh vượng, chiêu tài, hút lộc, mang lại may mắn cho gia đình.

Lý do thứ hai, cây xanh trong nhà phát triển mạnh mẽ và lá to, đòi hỏi phải được bảo dưỡng một cách khoa học, thậm chí tốn rất nhiều năng lượng và nguồn tài chính.

Lá cây xanh càng to chứng tỏ gia đình yêu đời, tâm hồn thanh thản. Chỉ có gia đình hòa thuận mới có thân tâm khỏe mạnh như vậy. Vì vậy, lá cây xanh tươi phì nhiêu chứng tỏ ngôi nhà càng thịnh vượng.

Lý do thứ ba là những cây cảnh có lá mập mạp, to khỏe nhìn rất độc đáo v cao cấp, giá trên thị trường cây cảnh cũng không thấp. Nói chung, những người có cuộc sống nghèo khó, tài chính eo hẹp không có tâm trí bỏ ra số tiền lớn để mua cây cảnh đắt tiền về nhà để “cung phụng”.

2. 5 loại cây phong thủy tránh vận xui trong nhà

2.1. Cây kim tiền

Cây kim tiền được phân tích có đầy đủ các yếu tố phong thủy: cây là mộc, trồng dưới đất là thổ, nước tưới là thủy, chậu trồng hoặc bình thủy sinh là kim. Lá kim tiền có viền tròn, xanh, mọng đầy sức sống mang tính âm phù hợp với kiến trúc hiện đại đầy góc cạnh (tính dương) từ đó điều hòa và cân bằng âm dương.

Cây kim tiền? Ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây kim tiền

Chính vì lý do này mà kim tiền được đánh giá là loại cây phong thủy đem đến tài lộc, thịnh vượng, giàu sang, sức khỏe cho gia chủ. Đặc biệt khi kim tiền nở hoa gia chủ càng đắc lộc.

2.2 Cây phú quý

Cây phú quý có thân trắng hồng, bộ rễ trắng muốt, sắc lá xanh kết hợp hài hòa với sắc đỏ mang nét đẹp sang trọng, quý phái. Đúng như tên gọi của mình, cây phú quý rất có ý nghĩa trong phong thủy. Cây có khả năng đem đến tài lộc, thịnh vượng, sức khỏe, vượng khí cho chủ nhân đặc biệt khi trưng ở phòng khách.

Trên thực tế thì trồng cây là điều nên làm và ai cũng có thể thực hiện. Theo các chuyên gia phong thủy, các loài cây có màu xanh lá sẽ thuộc mệnh Mộc. Mệnh này phù hợp với hầu hết tất cả cả các loại cây xanh. Còn mệnh Hỏa sẽ hợp với các màu như đỏ, hồng, cam, tím.

Khám phá ý nghĩa phong thủy của cây Phú Quý, cách trồng và cách chăm sóc cây Phú Quý
Cây phú quý

Cây phú quý có lá màu xanh thẫm, viền đỏ và thân hồng. Đây là một điều rất tốt, vậy nên có thể kết luận những người mệnh Hỏa sẽ rất thích hợp để trồng cây phú quý. Nó sẽ giúp cho những người mệnh Hỏa giảm bớt căng thẳng, sự nóng tính, bốc đồng và giúp cho tài lộc được hanh thông, con đường sự nghiệp phát triển mạnh.

2.3 Cây phát tài ( cây thiết mộc lan)

Cây phát tài hay còn gọi là cây thiết mộc lan được biết đến với nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Phát tài mang đến tài lộc, may mắn và là biểu tượng của thành công. Sắc xanh vàng của lá cùng sức sống bền bỉ của cây sẽ đem lại sinh khí cho căn phòng của bạn.

Cây phát tài thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng và độ ẩm trong nhà. Với dáng thẳng, cành lá có phần gọn gàng, cây phát tài thích hợp để trang trí các góc trong phòng khách hoặc đặt dọc lối đi trong nhà.

Cây phát tài: Chọn cây thế nào, đặt cây ra sao, cây hợp tuổi nào để gia chủ đón tài lộc dồi dào trong năm mới?
Cây phát tài

Ngũ hành tương sinh tồn tại quy luật Hỏa sinh Thổ. Nếu đã hợp mệnh Hỏa thì nhất định sẽ tương trợ tốt và hợp với cả mệnh Thổ. Cây phú quý với người mệnh Thổ sẽ giúp họ có thêm sinh lực, tài lộc, phú quý và thịnh vượng.

2.4 Cây lưỡi hổ

Không chỉ được đánh giá là một trong số những cây trồng trong nhà có khả năng hấp thụ khí độc tốt nhất, cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa phong thủy rất lớn. Trồng lưỡi hổ trong nhà có tác dụng trừ tà, hóa giải những điềm xấu.

Cây lưỡi hổ là cây gì? Ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây lưỡi hổ

Cây như tấm bùa hộ mệnh đem lại điềm lành, sự may mắn, cảm giác an toàn, thoải mái cho gia chủ. Dáng cây cứng cáp, khỏe mạnh của lưỡi hổ còn là biểu tượng cho sức mạnh cá nhân. Gia chủ có thể đặt cây lưỡi hổ nhỏ trên bàn làm việc, hoặc lựa chọn những cây lớn đặt ở góc phòng.

2.5 Cây Vạn Niên thanh

Vạn niên thanh là một loại cây Araceae, có nguồn gốc từ Colombia, Brazil. Loại cây này còn được gọi với cái tên vạn niên thanh hoặc vạn niên thanh hoa hay hoa vạn niên thanh.

Vạn niên thanh là loại cây thuộc dòng họ ráy mọc thành cụm với lá mang màu xanh chủ đạo tạo sự tươi mới và trẻ trung cho không gian nhà bạn. Có bộ lá to tròn, xanh mượt. Cây thường được trồng leo cọc hoặc trồng trong giỏ treo. Sắc xanh cây mang đến chính là liều thuốc hiệu quả cho đôi mắt từ đó đem lại tinh thần sảng khoái cho chủ nhân. Với đặc tính ưa bóng râm, thời tiết mát mẻ nên bạn có thể trông chúng ngay trong nhà mà không lo vấn đề thiếu ánh mặt trời.

Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi, mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây vạn niên thanh

Trong phong thủy, khi trồng vạn niên thanh trong nhà gia chủ sẽ liên tiếp nhận được nhiều niềm vui, tài lộc. Không chỉ có vậy, cây vạn niên thanh còn có khả năng kích hoạt sao tứ lục về thi cử và hóa giải sát khí rất tốt. Vạn niên thanh rất đẹp, rất dễ trang trí, bạn có thể trưng ở bất kỳ không gian nào mình thích.

3. Những nguyên tắc “sống còn” khi trồng cây phong thủy trong nhà

Ngoài là một loại cây xanh với các chức năng như thông thường, yếu tố phong thủy bắt buộc gia chủ phải xem xét, cân nhắc việc lựa chọn loại cây, bố trí cách sắp xếp để đạt được mục đích là cải thiện trường năng lượng cho không gian. Nếu trồng sai, chỉ một chi tiết nhỏ thôi cũng có thể mang vận xui vào nhà, thậm chí là gây nguy hiểm cho những người sinh sống trong đó.

Điều nên làm với cây xanh phong thủy trong nhà

Đối với cây phong thủy trong nhà, nên đặt ở cửa sổ nằm hướng Đông. Đây là hướng đón nắng tốt nhất, hỗ trợ quá trình sinh trưởng của cây. Ngoài ra, hướng Đông cũng là nơi mang đến nguồn năng lượng phong thủy cực kỳ tốt.

  • Nên chọn những cây có dáng tròn xinh, đầy đặn và viên mãn, có màu sắc tươi tắn, đậm nét, chúng sẽ mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho người sở hữu.
  • Phân loại cây theo đặc điểm sinh trưởng: Ngoài ra, cũng nên lưu ý, các loại cây có tính dương cần ánh sáng nếu trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết trái và dễ chết. Trong khi đó, loại cây có tính âm hơn như hoa hồng, cúc, thược dược, đỗ quyên… có thể đặt ở trong nhà hay nơi bóng râm.
  • Cân đối số lượng cây trồng ở các khu vực trong nhà: mục đích chính của trồng cây phong thủy trong nhà là giúp cân bằng, giữ hòa khí cho gia đình; ngôi nhà có cây xanh sẽ cân bằng âm dương ngũ hành, mang lại vận khí tốt cho không gian. Tránh trồng quá nhiều các loại cây phong thủy trong nhà. Mặc dù có nhiều lợi ích là thế nhưng vẫn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Khi đêm xuống, cây trồng thải ra khí cacbonic không tốt cho hệ hô hấp. Vì vậy, chỉ nên trồng cây phong thủy với số lượng vừa đủ để trang trí và tăng sự thị vượng. Còn lại, nên bố trí ở khu vực sân vườn nếu thực sự yêu thích.
  • Khi bạn trồng cây ở các khu vực như trước hiên nhà, sân vườn thì tránh số lượng đơn lẻ 1 cây. Tốt nhất là nên trồng theo cặp, hoặc trồng số lẻ nhưng phải lớn hơn 1. như trồng 3, 5, 7 cây. Các số lẻ (trừ số 1) mang ý nghĩa phong thủy tốt; số chẵn thì luôn là đại diện của sự hài hòa, cân đối.
  • Nên học tập kỹ thuật chăm sóc cây đối với cây phong thủy hoặc bất kỳ loại cây cảnh nào nói chung, trước khi có ý định mang về nhà và sử dụng sự sinh trưởng của chúng nhằm thu hút năng lượng tốt. Với cây phong thủy trồng trong nhà, nếu không nắm rõ đặc tính và kỹ thuật dễ dẫn đến việc chúng bị thiếu nước, thiếu sáng hoặc ngập úng. Ở những vị trí bàn làm việc, gần giường ngủ,… lại càng tối kị.
  • Vị trí tốt nhất để đặt các chậu cây phong thủy trong nhà nên là các góc phòng khách, góc cuối hành lang, góc phòng ăn, … Cách bố trí này giúp hạn chế sự vướng víu trong quá trình di chuyển, sinh hoạt và tạo ra sự cân bằng cho tổng thể.

Điều không nên làm khi đặt cây phong thủy trong nhà

Theo phong thủy, trước cửa nhà không nên đặt những loại cây có tán lá quá rậm rạp, vừa khiến che khuất tầm nhìn, vừa có cảm giác tối tăm, ngột ngạt, ngăn chặn sự lưu thông không khí và năng lượng. Nếu vẫn muốn đặt những chậu cây tán lớn thì phải thường xuyên tỉa cành, dọn dẹp lá để giữ sự thoáng đãng cho không gian.

Những loại cây có tán dài nhọn, nhìn có vẻ thanh mảnh, gọn gàng nhưng không phải tất cả đều mang ý nghĩa tích cực. Vì vậy, cần tránh chọn chúng, tìm hiểu thật kỹ ý nghĩa, giá trị phong thủy trước khi lựa chọn. Những cây có tính âm như cây họ cát đằng, cây họ quyết không phù hợp để trồng trong nhà; chúng dễ khiến ngôi nhà bạn mang đầy âm khí, không mang lại lợi ích gì.

Để nhận được tư vấn cây phong thủy nên để ở đâu trong nhà và bản thiết kế nhà đẹp và sang năm 2023, bạn hãy đăng ký để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp tới số hotline của Metta Studio để được tư vấn và chăm sóc nhanh nhất!

  • Hotline: Hotline : 0905 970 390.
  • Địa chỉ :04-06 Thanh Lương 21- Hòa Xuân- Cẩm Lệ – TP Đà Nẵng.
  • Website: metta43.com
  • Email: mettavn.design@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0905 970 390