Nhà chính là nơi thổi hồn tính cách, tâm hồn của mỗi gia chủ, nhìn vào thiết kế ngôi nhà ta có thể hình dung được phần nào gu thẩm mỹ của chủ nhân. Hiện nay để thiết kế được một ngôi nhà, bên cạnh thuê kiến trúc sư thì có nhiều cách cho bạn tham khảo. Cách tự thiết kế nhà giúp bạn lưu giữ những kỷ niệm mang đậm dấu ấn cá nhân. Đọc bài viết này để tham khảo cách tự thiết kế cho chính tổ ấm thân yêu của mình.
1. Một số chia sẻ cho bạn cách tự thiết kế nhà
- Liên hệ những mối quan hệ mà bạn quen biết
Nếu một cá nhân với một trang giấy trắng, không có một chút kiến thức gì về lĩnh vực xây dựng thì việc làm đầu tiên bạn cần phải ưu tiên là lục lại danh bạ xem thử có đối tượng nào để “nhờ vả” không? Liệt kê những cái tên mà bạn nghĩ là họ rành hơn bạn hoặc chí ít là được giới thiệu những kiến trúc sư khác, người mà sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công cuộc xắn tay áo lên tự thiết kế nhà.
- Bác sĩ “Google” nơi mọi thắc mắc được gỡ rối.
Có lẽ Google không còn xa lạ gì với thời đại mà công nghệ 4.0 phủ sóng mọi nơi như bây giờ. Chỉ cần một thiết bị điện tử là bạn có thể tìm kiếm mọi thông tin mình cần. Việc tự tay thiết kế nên ngôi nhà mơ ước, giờ đây cũng trở nên dễ dàng hơn.
Hai loại bản vẽ cơ bản:
Bản vẽ mặt bằng: là phối cảnh bản vẽ nhìn từ trên cao xuống ngôi nhà, theo chiều vuông góc với sàn, vị trí cắt cách mặt sàn khoảng 1,5m. Bản vẽ thể hiện bố trí đồ đạc, phòng ốc…một cách chi tiết nhất theo ký hiệu chuyên ngành tiêu chuẩn.
Bản vẽ mặt cắt: là bản vẽ này là góc nhìn ngang của ngôi nhà sau khi đã cắt dọc, tưởng tượng một quả cam được bổ ra, để nằm qua cam lại thì đó chính là mặt cắt ta cần, bản vẽ này cho ta biết chi tiết được chiều cao, kích thước ngõ ngách bên trong. Từ đó cho ra phương pháp thi công đối với các hạng mục khó nhằn như cầu thang, nền, móng, cửa, sàn…Muốn bản vẽ chuyên nghiệp và đầy đủ hơn bạn nên bổ sung nên bộ phần cấu thành và chất liệu của công trình mà ban đang tự thiết kế nhà.
- Phác thảo bối cảnh 3D nhà ở
Trước khi một ngôi nhà thành hình cần phải có các bản vẽ chi tiết, nơi bạn phát thảo ý tưởng, cân đo diện tích, tha hồ chỉnh sửa. Có một công cụ cho bạn để việc vẽ ngôi nhà trở nên dễ hình dung hơn và lưu giữ trọn đời được là nhờ vào phần mềm chuyên vẽ phối cảnh 3D. Bạn cần hiểu rõ nhu cầu của mình là gì để việc tự thiết kế nhà nhanh gọn hơn. Nếu bạn là dân không chuyên, bản vẽ có thể chỉ đơn giản những yếu tố như: mô hình 2D, 3D về kiến trúc và nội thất, tính thẩm mỹ về màu sắc và thiết kế.
Một phần mềm khá thịnh hành trong lĩnh vực này là Autocad, ứng dụng được ở nhiều lĩnh vực như mỹ thuật, kỹ thuật. Autocad có tính năng soạn thảo 2D ưu việt hơn, nhưng hoàn toàn liên kết được với những phần mềm 3D dễ dàng khác để tạo ra mô hình chân thực từng chi tiết. Hơn nữa, nó rất dễ dàng để làm quen và sử dụng, chỉ sau vài giờ đồng hồ tìm hiểu bạn sẽ dễ dàng thao tác được.
Bên cạnh Autocad nổi đình nổi đám thì cũng có một số phần mềm khác cũng được rất nhiều người ưa chuộng như phối cảnh Revit, SketchUp Pro, 3d Max…
- Các loại phối cảnh cho bản vẽ mà bạn cần biết:
Phối cảnh kiến trúc: Là hình dáng tổng quát của công trình khi nhìn từ ngoài vào trong, sẽ dễ hình dung được ngôi nhà được thiết kế theo phong cách gì, màu sắc, kích thước như thế nào…
Phối cảnh nội thất: Nội thất là những sản phẩm được tạo ra để phục vụ đời sống sinh hoạt trong nhà. Phối cảnh nội thất là cách bố trí nội thất cho không gian ngôi nhà. Nhờ vào việc bạn phối cảnh trước sẽ cho bạn biết nội thất có kích thước thế nào để gia tăng tính thẩm mỹ, nhà rộng thì đi với nội thất gì, nhà hẹp thì xử lý ra sao.
Những lợi ích quan trọng của một phối cảnh tự thiết kế nhà mang lại như giúp bạn hình dung rõ hơn ngôi nhà trong tương lai của mình sẽ như thế nào, sửa những chi tiết cảm thấy chưa ưng ý đến khi công trình hoàn thành, thúc đẩy thời gian xây dựng, giúp làm giảm rủi ro cũng như sai sót trong thi công.
2. Cách tự thiết kế nhà với bản vẽ sơ đồ công năng
Việc phân chia không gian sống, công năng từng phòng trong nhà là phần vô cùng quan trọng. Cùng theo chân METTA tham khảo những ý tưởng sau đây, biết đâu sẽ giúp bạn có cái nhìn tối ưu hơn cho ngôi nhà của bạn.
- Khu sinh hoạt chung như phòng khách, bếp, sảnh, gara để xe, kho…Điểm chung những nơi này chủ yếu sử dụng vào ban ngày. Nhóm phòng này gần với sân vườn, cổng ngõ, có sự liên kết gần gũi với không gian bên ngoài.
- Ngược lại khu sinh hoạt riêng yêu cầu kín đáo, riêng tư, yên tĩnh, gắn với ban công, giếng trời như phòng ngủ, phòng thư giãn, phòng đọc sách, nhà vệ sinh.